HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Lịch khởi hành

TOUR GHÉP KHỞI HÀNH HÀNG TUẦN

THÔNG TIN BÁN HÀNG

THÔNG TIN VISA HỮU ÍCH

CẨM NANG DU LỊCH QUỐC TẾ

CẨM NANG DU LỊCH

Du lịch Huế

Du lịch Đại Nội Huế - Khám phá vẻ đẹp cổ kính

Du lịch Đại Nội Huế - Khám phá vẻ đẹp cổ kính

Du lịch Huế - nơi vẫn giữ  riêng cho mình được dáng vẻ trang nghiêm hòa lẫn trong bầu không khí cổ kính nhưng vẫn không kém phần rực rỡ và trường tồn theo thời gian của chốn thành đô hoa lệ xưa cũ.. ...



Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử- văn hoá. Bề dày văn hóa lịch sử đó được thể hiện rõ nhất trong những  công trình kiến trúc của Đại Nội Huế.




















 
 Ðại Nội với kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn độc đáo đã được khởi công từ đời chúa Nguyễn Nguyễn Phúc Chân  và được hoàn thiện vào đời vua Minh Mạng. Đại Nội Huế và là nơi bảo hộ cho 13 đời vua nhà Nguyễn.

















 
 Ðại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Hoàng Thành là quần thể những công trình để phòng thủ,còn Tử Cấm Thành là nơi  sinh hoạt của các vua chúa cùng gia đình trong Hoàng thất. Không gian kiến trúc Hoàng thành và Tử Cấm Thành có mối liên quan chặt chẽ với nhau về sự phân bố vị trí của các công trình dựa theo chức năng sử dụng.


















 
Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt. Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên là Kim Thủy.Trong khu vựa Hoàng Thành,các kiến trúc được chia làm nhiều khu với những chắc năng riêng biệt:
-Khu vực phòng vệ: gồm vòng thành bao quanh bên ngoài, cổng thành, các hồ (hào), cầu và đài quan sát.
-Khu vực cử hành đại lễ, gồm các công trình:
Ngọ Môn, cửa chính của Hoàng Thành – nơi tổ chức lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), lễ Ban Sóc(ban lịch năm mới).
-Điện Thái Hòa – nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều một tháng 2 lần (vào ngày 1 và 15 Âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh…
-Khu vực các miếu thờ: được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng Thành theo thứ tự từ trong ra gồm:
Triệu Tổ Miếu ở bên trái thờ Nguyễn Kim.
Thái Tổ Miếu thờ các vị chúa Nguyễn.
Hưng Tổ Miếu ở bên phải Nguyễn Phúc Luân.
Thế Tổ Miếu thờ các vị vua nhà Nguyễn.
-Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua (phía sau, bên phải), gồm hệ thống cung Trường Sanh (dành cho các Thái hoàng Thái hậu) và cung Diên Thọ (dành cho các Hoàng Thái hậu).
-Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí như vườn Cơ Hạ, điện Khâm văn… (phía sau, bên trái).
Ngoài ra còn có kho tàng (Phủ Nội Vụ) và các xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia (phía trước vườn Cơ.



















Tử Cấm Thành
 có kiến trúc đăng đối thể hiện uy quyền của triều Đình.Tử Cấm Thành gồm vòng tường thành bao quanh các cung điện như:
-Điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều).
-Điện Càn Thành (chỗ ở của vua),
-Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý phi),
-Lầu Kiến Trung (từng là nơi ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương),
-Nhà đọc sách và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và gia đình như Thượng Thiện Đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị Đường (nhà hát hoàng cung)…
 
Tử Cấm Thành có 7 cửa: nam là Đại cung (Đại Cung môn) kết cấu hoàn toàn bằng gỗ, lợp ngói hoàng lưu ly; đông là của Hưng Khánh và cửa Đông An, về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường, ở mặt này cũng mở thêm cửa Cấm Uyển nhưng rồi lại lấp; tây là cửa Gia Tường và Tây An; bắc là cửa Tường Loan và Nghi Phụng (trước năm 1821 mang tên Tường Lân), dưới thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn Phòng mở thêm cửa Văn Phòng. 















 
Đến nay, trải qua bao biến động và thời gian, hàng trăm công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu. Nhưng với tư cách là tài sản vô giá của dân tộc, là thành quả lao động của hàng vạn người trong suốt một thời gian dài, khu di tích Đại Nội đang dần được trả lại dáng xưa cùng các di tích khác nằm trong quần thể kiến trúc đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.